19 bước tiết kiệm tiền để hạnh phúc với cuộc sống

19 bước tiết kiệm tiền để hạnh phúc cho các cặp vợ chồng trẻ

Sự Thật Bảo Hiểm sẽ liệt kê 19 bước tiết kiệm tiền đơn giản, dễ làm để bạn có thể bắt đầu tiết kiệm tiền và đầu tư mà không cần phải có kinh nghiệm về kinh tế. Bài viết liệt kê chi tiết từng bước phải làm để phù hợp với hoàn cảnh của bạn: đang nợ tiền, thu nhập đang thấp, chi phí hàng tháng cao hơn thu nhập…

Mục lục hiện

Trước khi bắt đầu xin bạn nhớ: Chỉ có cách tiết kiệm tiền mới giúp bạn làm chủ được đồng tiền, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn khi chúng ta có tài chính vững chắc.

Chúng tôi chia bài viết thành 5 phần để bạn tiện theo dõi, đó là:

I: Xử lý các khoản nợ hiện tại
II: Tăng thu nhập bản thân
III: Thay đổi cách chi tiêu – Chi tiêu thông minh
IV: Lên kế hoạch tiết kiệm đều đặn
V: Đầu tư sinh lời an toàn

 

I: Xử lý các khoản nợ hiện tại

Các khoản nợ là đối thủ lớn nhất ngăn bạn tiết kiệm tiền thành công, bạn cần xử lý tất cả những khoản nợ trước khi bắt đầu các bước tiếp theo.

lên kế hoạch trả nợ trong thời gian sớm nhất
Nợ là thứ duy nhất ngăn cản bạn tiết kiệm tiền thành công, bạn cần xử lý chúng đầu tiên.

1- Liệt kê ra tất cả các khoản nợ hiện đang có

Bạn có đang nợ bạn bè? Nợ công ty? Nợ ngân hàng? Nợ thẻ tín dụng?… Điều đầu tiên bạn cần làm là liệt kê tất cả chúng ra giấy.

Đâu là khoản nợ sắp đến hạn phải trả? Đâu là khoản nợ đã quá hạn? Đâu là khoản nợ chưa cần phải trả ngay?… Việc của bạn là liệt kê thật chi tiết ra giấy.

 

2- Lên kế hoạch trả nợ trong thời gian ngắn nhất

Nếu bạn dự kiến sẽ trả trong 1 năm, 2 năm thì bây giờ chúng tôi đề nghị bạn sẽ đặt mục tiêu trả nợ trong 6 tháng tới. Các khoản nợ càng để lâu càng kìm hãm việc tiết kiệm tiền của bạn, hơn nữa số tiền lãi sinh ra là quá nhiều.

“Bạn có biết: Cách tốt nhất để quản lý nợ là…ĐỪNG BAO GIỜ NỢ, nhất là Nợ tiêu dùng, các khoản nợ tiêu dùng chỉ làm bạn nghèo đi mỗi ngày”.
Bạn chỉ nên Nợ khi đó là khoản Đầu Tư Kinh Doanh, hoặc Để Học Tập. Ngoài ra, Đừng bao giờ NỢ!

 

II: Tăng thu nhập bản thân

Để tiết kiệm được nhiều tiền, bạn cần phải làm ra nhiều tiền hơn so với hiện tại. Chúng ta chỉ kiếm được tiền khi ta còn trẻ và còn khỏe mạnh, vậy tại sao ta lại không kiếm nhiều tiền hơn?

3- Tăng thu nhập với công việc hiện tại

tăng thu nhập với công việc hiện tại
Làm việc hiệu quả hơn sẽ giúp bạn hưởng lương cao hơn, và có thể Tiết kiệm nhiều tiền hơn

Cho dù bạn đang làm bất kể công việc gì, bạn hãy tự hỏi bản thân:

  1. Mình đã làm hết sức có thể chưa?
  2. Cần làm gì để có mức lương cao hơn với công việc hiện tại?
  3. Mình cần học thêm những gì để có thể thăng tiến?

3 câu trả lời sẽ giúp bạn biết mình cần cải thiện những gì để tối đa hóa thu nhập từ công việc hiện tại!

Công ty sẽ trả lương cho bạn cao hơn nếu bạn có: kiến thức nhiều hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, trách nhiệm nhiều hơn, hiệu quả làm việc cao hơn… Và việc của bạn là tìm ra những điều đó để cải thiện bản thân mình.

 

4- Tìm thêm nguồn thu nhập ngoài thu nhập chính

Tìm kiếm thêm nguồn thu nhập thứ 2 để tiết kiệm nhiều tiền hơn
Đừng bao giờ phụ thuộc vào 1 nguồn thu nhập. Hãy đầu tư cho mình thêm nguồn thu nhập thứ 2.

Mục đích tìm thêm nguồn thu nhập phụ để bạn luôn có những khoản thu dự phòng khi nguồn thu chính bị ảnh hưởng (bị ốm, không đi làm, bị sa thải, đi du lịch…);

Một số hướng để bạn tìm thêm nguồn thu nhập phụ:

  • Việc làm thêm ngoài giờ hành chính.
  • Việc làm tại nhà liên quan tới sở thích: vẽ, thêu thùa, viết lách,…
  • Lái Grab, Uber, Ship hàng…

Bất cứ việc gì miễn là HỢP PHÁP và không làm ảnh hưởng tới thời gian làm việc của công việc chính là ĐƯỢC!

 

 

 

III. Thay đổi cách tiêu tiền – Chi tiêu thông minh

tiết kiệm tiền bằng chi tiêu thông minh
Tiết kiệm bằng Chi tiêu thông minh là bạn chỉ chi tiền khi điều đó thực sự cần thiết

Bạn cần thay đổi cách sử dụng tiền, cách tiêu tiền của mình nếu bạn muốn Tiết kiệm tiền. Chúng tôi không chỉ cho bạn cách tiết kiệm tiền hà tiện, chắt bóp… Chúng tôi chỉ bạn cách Tiết kiệm bằng Chi tiêu thông minh.

Phương pháp tiết kiệm tiền bằng chi tiêu thông minh giúp bạn đạt được 2 lợi ích: Vẫn có thể tiêu tiền Và có thể tiết kiệm tiền!

=> Đọc bài viết này bạn sẽ giật mình vì người Việt tiêu tiền “quá hoang phí”

5- Ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày

Tiết kiệm tiền bằng ghi chép chi tiêu hàng ngày
Ghi chép lại các khoản chi tiêu hàng ngày có giá trị >20k giúp bạn có thói quen tốt hơn khi tiêu tiền.

Bạn hãy sắm 1 cuốn sổ ghi chép, các khoản chi >20.000đ đều cần được ghi chép lại….đơn giản chỉ là ghi chép lại đều đặn: Số tiền chi, Ngày chi, Mục đích chi tiền.

Mục đích: tạo cho bạn 1 thói quen ghi chép chi tiêu, và để tìm ra NHỮNG KHOẢN CHI TIÊU THƯỜNG XUYÊN NHƯNG KHÔNG CẦN THIẾT:

  1. Tiền ăn vặt
  2. Tiền xem phim
  3. Tiền Spa
  4. Tiền cá độ
  5. Tiền đi phượt
  6. Tiền quà cáp
  7. Tiền chơi game
  8. Tiền shopping

Gọi chúng là NHỮNG KHOẢN CHI TIÊU THƯỜNG XUYÊN NHƯNG KHÔNG CẦN THIẾT bởi vì trên thực tế ta có thể chi hoặc không chi cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống, nhưng chúng lại là thứ tốn kém nhất trên cuộc đời.

Ví dụ minh họa: Tôi 25 tuổi có thói quen uống cafe mỗi buổi sáng, giá của 1 ly Cafe là 20.000đ, với tôi khoản tiền này quá nhỏ để cần phải chú ý. Tôi uống Cafe vì thói quen mà thôi.

Tôi giật mình khi làm phép tính, từ năm 25 tuổi tới 60 tuổi, nếu không uống Cafe vào buổi sáng và tiết kiệm 20.000đ/ ngày. Với mức lãi suất giả định là 6%/ năm => Tiền gốc + Lãi + Lãi kép là 800.000.000đ, một con số khổng lồ nếu mang ra so sánh với số tiền 20.000đ. 800 triệu đồng là 50% giá trị 1 căn chung cư hiện tại ở Hà Nội, Hồ Chí Minh.

=>> Xem ngay Sự khác nhau giữa Tiết kiệm thông minh và Tiết kiệm thông thường

6- Lên kế hoạch cho tất cả các khoản chi tiêu

Tiết kiệm tiền bằng lên kế hoạch chi tiêu
Chi tiêu theo kế hoạch giúp bạn tránh khỏi những cám dỗ mua sắm.

Cứ nhìn cách 1 người đi siêu thị là biết họ có kế hoạch chi tiêu hay không:

  • Người Có Kế Hoạch Chi Tiêu: Sẽ đi tìm mua các sản phẩm giảm giá đã nghĩ từ trước khi vào siêu thị; Người Không Có Kế Hoạch thì cứ thấy quầy giảm giá là vào mua.
  • Người Có Kế Hoạch Chi Tiêu sẽ tính toán để hóa đơn ở mức tiền như đã dự tính; Người Không Có Kế Hoạch thường phải thanh toán hóa đơn quá nhiều tiền, hoặc phải bớt lại 1 vài món đồ vì không mang đủ tiền.
  • ..

Suy nghĩcân nhắc khi mua 1 món đồ nếu thấy nó không nằm trong Kế hoạch của mình, đó là điều tốt giúp bạn tránh việc mua những món đồ thực sự không cần thiết.

 

7- Không bao giờ mua sắm để giải trí

tiết kiệm tiền là không mua sắm để giải trí
Có nhiều cách để giải trí ít tốn kém hơn là mua sắm. Bạn cần học cách kiềm chế bản thân.

Có những lúc bạn thấy khó chịu trong người, thế là bạn đi Shopping; Bạn thấy bực tức 1 việc gì đó, bạn lại đi Shopping… Bất kỳ ai trong chúng ta đều có lúc phát điên, muốn tìm mua, muốn được chi tiền để cho đỡ tức. Ai cũng vậy!

Chỉ khác: Người giàu có biết cách kìm chế bản thân, Người nghèo thì cứ làm tới – để mai tính sau. Nhiều khi mua về chẳng bao giờ thèm ngó ngàng, đó là 1 sai lầm và bạn cần học cách để tránh nó.

Có nhiều cách để giải trí đỡ tốn kém hơn mua sắm bạn nhé!

 

9- Chờ tối thiểu 24h nếu định mua 1 món đồ đắt tiền

tiết kiệm tiền bằng cách chờ thêm 24h trước khi quyết định
Hãy cho bộ não của mình tối thiểu 24h để phân tích, cân nhắc có nên mua hay không mua?

Các sản phẩm có mức giá trên 5 triệu đồng với đa số được coi là Món Đồ Đắt Tiền.

Tiết kiệm tiền bằng Cách chi tiêu thông minh là bạn hãy cố gắng chờ thêm tối thiểu 24h nữa rồi hãy mua.

Tại sao? Khoa học đã chứng minh: Chờ đợi càng lâu thì con người càng giảm ham muốn sở hữu 1 món đồ.

Bạn hãy cho mình thêm 1 khoảng thời gian tối thiểu là 24h (càng lâu càng tốt) để bộ não có thể đưa ra phân tích: Liệu rằng có nhất thiết phải mua món đồ đó? Liệu đó có phải lựa chọn tốt nhất? Có phải không cần mua cũng không sao?…

Trong 1 vài trường hợp, khi bạn chờ đợi thêm được 1-2 ngày, sản phẩm định mua có thể giảm giá hoặc có thêm quà tặng… Chỉ trong 1 thời gian ngắn với việc đơn giản là Chờ Thêm, bạn đã kiếm được bộn tiền, đúng chứ?

 

10- Thử trả giá/ mặc cả với các sản phẩm giá cao

thử mặc cả giúp bạn tiết kiệm tiền
Không thử sao biết liệu bạn có thể tiết kiệm thêm 1 khoản tiền?

Có những lúc, chỉ cần bỏ ra vài phút mặc cả, thuyết phục có thể tiết kiệm được hàng trăm nghìn, tới hàng triệu đồng tùy từng mặt hàng. Chỉ bỏ ra 5 phút mà có thể “kiếm” được số tiền như vậy, thì tại sao ta không thử?

Cứ sản phẩm >200.000đ bạn sẽ trả giá, sản phẩm dưới <200.000đ thì không cần trả giá. Làm dần để hình thành 1 thói quen Thương Lượng Khi Mua Hàng. Đó sẽ là tiền đề giúp bạn thành công hơn trong công việc kinh doanh về sau này.

Tuy nhiên, nếu gặp những người nghèo khổ đang bán 1 món đồ bạn muốn mua, xin bạn đừng trả giá!

=> Đọc ngay Bài học Tiết kiệm từ Câu chuyện 2 người cha

11- Lưu giữ tất cả các hóa đơn thanh toán

Bạn đã từng xem phim Mỹ? Bạn có thấy họ luôn giữ lại tất cả các hóa đơn như internet, điện, nước,… giống như 1 người kế toán vậy.

Đa số người Việt thường vứt xó các hóa đơn, giấy tờ, dẫn tới luôn khó khăn trong việc tìm lại để so sánh, đối chiếu về sau.

Bạn muốn tiết kiệm tiền thành công? Bạn cần phải tập thói quen giữ lại các hóa đơn, giấy tờ của mình và gia đình.

 

12- Dùng mọi thứ lâu hơn 20%, đặc biệt là những thứ đắt tiền

tiết kiệm tiền bằng cách dùng mọi thứ lâu hơn
Dùng mọi thứ lâu hơn 20%, giúp bạn rèn luyện thói quen Chi tiêu thông minh và tránh lãng phí nhiều tiền của.

Một ví dụ về Warren Buffet – người giàu thứ 2 ở Mỹ sau Bill Gates:

Nhiều người không khỏi bất ngờ khi biết rằng, mặc dù đang là người giàu có hàng đầu thế giới, nhưng Warren Buffett vẫn sống trong một ngôi nhà 3 phòng ngủ ở giữa thị trấn Omaha, là ngôi nhà ông đã mua sau khi lập gia đình 50 năm về trước. Cơ ngơi này của ông thậm chí còn không có tường hay hàng rào xung quanh. Ông nói rằng, mọi thứ ông cần là ở bên trong ngôi nhà đó:”Đừng mua quá những gì bạn thực sự cần và hãy luôn khuyến khích con cái bạn hành động và suy nghĩ như thế!“.

Warren luôn tự lái xe và không thuê vệ sĩ. Ông chưa bao giờ đi bằng máy bay riêng, mặc dù ông sở hữu một hãng máy bay tư nhân vào hàng lớn nhất thế giới.

Chiến lược giúp bạn vượt qua được cám dỗ mua sắm theo xu hướng (mua điện thoại):

  1. Điện thoại của mình vẫn còn dùng tốt.
  2. Mình chưa cần thiết phải mua chiếc điện thoại đó.
  3. Khi nào cái điện thoại kia giảm giá đi 5 triệu hoặc điện thoại của mình hỏng thì mua.

Và bạn còn nhớ chứng minh khoa học phía trên không? Bạn càng chờ đợi lâu, càng làm giảm mong muốn sở hữu 1 món đồ nào đó. Thật tuyệt đúng không?

 

13- Sử dụng Thẻ Ghi Nợ (ATM) chứ không dùng Thẻ Tín Dụng

tiết kiệm tiền không nên dùng credit card
Quản lý chi tiêu yếu kém với thẻ tín dụng sẽ đưa bạn vào vòng xoáy chi tiêu và lãi suất.

Trong trường hợp bạn không thực sự giàu có, chúng tôi khuyên bạn đừng bao giờ sử dụng Thẻ Tín Dụng, bạn sẽ rơi vào Bẫy Tiêu Dùng và Bẫy Lãi Suất nếu không đủ tỉnh táo.

 

Với Thẻ Ghi Nợ (ATM)

Không có tiền:

  • Không dùng được.
  • Không sợ vung tay quá trán.
  • Ít chủ quan.

Với Thẻ Tín Dụng

Khi sử dụng:

  1. Chắc chắn sẽ mất tiền (nhiều hay ít mà thôi).
  2. Không thấy mất ngay.
  3. Dễ chủ quan.
Bạn cần nhớ rằng: Người giàu không phải vì số tiền họ kiếm được, mà họ giàu vì số tiền họ đã tiết kiệm đượcđầu tư thành công.

 

IV. Lên kế hoạch tiết kiệm

Giờ là lúc bạn lên kế hoạch tiết kiệm cho mình – một kế hoạch tiết kiệm có kỷ luật (là tiết kiệm đúng theo những gì đã cam kết).

14- Chia thu nhập thành 3 phần nhỏ với mục đích khác nhau

tiết kiệm bằng cách chia thu nhập thành 3 phần khác nhau
Chia thu nhập thành 3 phần giúp bạn rèn luyện thói quen kỷ luật trong chi tiêu, là tiền đề tốt để tiết kiệm thành công.
  1. 60% thu nhập dành cho Nhu cầu thiết yếu: ăn uống, sinh hoạt; vui chơi, giải trí, mua sắm và các chi phí khác. Những người càng giàu thì số tiền họ chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu càng ít đi. Ngược lại, người nghèo luôn tiêu từ 80%, thậm chí là hơn 100% thu nhập cho những nhu cầu thiết yếu => Nghèo bền vững.
  2. 20% thu nhập dùng cho việc tham dự các khóa học, mua sách hoặc đi du lịch. Càng tận dụng tốt số tiền thuộc quỹ này để học tập, bạn càng có nhiều cơ hội để kiếm ra nhiều tiền hơn trong tương lai.
  3. 20% thu nhập còn lại dùng để tiết kiệm: Tiết kiệm ngắn hạn (<5 năm); Tiết kiệm dài hạn (Từ 5-20 năm); và đầu tư để sinh lời bền vững.

Thực hiện tốt chi tiêu trong giới hạn trên, bạn sẽ tạo cho mình 1 thói quen chi tiêu có kỷ luật, và thói quen tiết kiệm có kỷ luật:

  • Trước kia: Thu nhập – Chi tiêu = Tiết kiệm
  • Giờ đây: Thu nhập – Tiết kiệm = Chi tiêu => Đây chính là điểm mấu chốt của kế hoạch Tiết kiệm thông minh. Hãy tiết kiệm trước khi tiêu sài, bạn sẽ luôn tiết kiệm được số tiền mình mong muốn!

Và tuyệt đối: Không được sử dụng tiền của các Quỹ sai mục đích. Đã là tiết kiệm có kỷ luật thì phải làm đúng kỷ luật, bạn hãy là người Giám Sát Nghiêm Khắc với bản thân mình!

 

15- Tự đặt mục tiêu số tiền tiết kiệm mỗi tháng

đặt mục tiêu tiết kiệm tiền mỗi tháng
1 tháng bạn sẽ tiết kiệm bao nhiêu? Hãy đặt mục tiêu và Thực hiện nó!

Khi có mục tiêu, con người dễ dàng tới đích hơn, do đó bạn hãy lên cho mình 1 mục tiêu: Mỗi tháng bạn muốn để dành bao nhiêu tiền tiết kiệm?

Không quan trọng nhiều hay ít, nhưng tối thiểu cũng phải là 15% thu nhập mỗi tháng.

Hãy tập 1 thói quen: Bằng mọi giá sẽ để riêng 1 số tiền như mục tiêu, sau đó tiêu gì thì tiêu. Không đủ tiền tiết kiệm sẽ không tiêu gì hết. Bạn làm được chứ?

Trong 1 cuộc đua, những người chiến thắng luôn là những người có mục tiêu rõ ràng và nỗ lực để vươn tới mục tiêu.

 

16- Tiết kiệm 1 cách tự động

Đơn giản chỉ cần tạo lịch chuyển tiền tự động từ tài khoản chính 20% thu nhập sang tài khoản học tập, du lịch; 20% thu nhập sang tài khoản tiết kiệm.

Tiết kiệm tiền có kỷ luật nay đã dễ dàng hơn vì các ngân hàng đều phát triển mạnh về công nghệ. Chỉ cần bạn vượt qua rào cản lớn nhất: chính bản thân bạn, mọi việc còn lại đã được giải quyết!

Để tiết kiệm được đều đặn và kỷ luật, thử thách lớn nhất vượt qua chính là bản thân bạn. Hãy làm các bước như chúng tôi gợi ý và hãy tuân thủ nghiêm ngặt.

 

V. Đầu tư sinh lời an toàn

đầu tư sinh lời từ tiền tiết kiệm
Đầu tư cả ngắn hạn và dài hạn giúp bạn có tương lai tài chính vững chắc và an toàn.

Ở đây chúng tôi muốn nói tới việc Đầu Tư An Toàn, nghĩa là rất ít hoặc gần như không có rủi ro, để bạn luôn hoàn thành được kế hoạch tiết kiệm tiền của mình.

Các danh mục đầu tư đặt lợi nhuận mục tiêu từ 6-9%/ năm, đây là mức an toàn nhất để đầu tư. Có những hình thức kinh doanh nói lợi nhuận 20-50%/ năm, bạn nên đề phòng vì có thể bị lừamất trắng.

(Bài viết chỉ đề cập tới những hình thức có ít rủi ro, đầu tư vàng + ngoại tệ + chứng khoán là những hạng mục đầu tư rủi ro cao nên sẽ không được đề cập)

 

17- Mua bảo hiểm cho những thứ quan trọng (Đầu tư Ngắn hạn)

mua bảo hiểm cho những thứ quan trọng
Dùng tiền bảo hiểm để chi trả cho những rủi ro trong cuộc sống, chứ không phải tiền từ túi mình.

Lỗ hổng lớn trong cách quản lý tài chính của người Việt: luôn nghĩ tiền của mình có thể giải quyết được mọi thứ.

Người nước ngoài: Cái gì không thể quản lý được (rủi ro) thì họ sẽ mua bảo hiểm cho cái đó, để khi rủi ro xảy ra họ lấy tiền của công ty bảo hiểm để chi trả chứ không phải lấy tiền túi của mình.

Họ mua bảo hiểm sức khỏe, họ mua bảo hiểm tính mạng (bảo hiểm nhân thọ), họ mua bảo hiểm cho cây trồng (bảo hiểm nông nghiệp), họ mua bảo hiểm lũ lụt, họ mua bảo hiểm tự động (nhỡ gây tai nạn thì có bảo hiểm đền bù thay), đi du lịch họ mua bảo hiểm du lịch,họ mua bảo hiểm cho thú cưng (chó/mèo)…

Nghĩa là: Người nước ngoài muốn nhận tiền từ bảo hiểm nếu rủi ro xảy ra. Còn người Việt thì ngược lại, thích lấy tiền túi để trả!

 

18- Gửi tiền vào ngân hàng (10% thu nhập) – Đầu tư Trung hạn

tiết kiệm tiền bằng cách gửi tiền vào ngân hàng
Gửi tiền vào ngân hàng giúp bạn luôn sẵn tiền trong các trường hợp gấp rút.

Để đạt lợi nhuận tối đa, bạn nên lựa chọn kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên và tuyệt đối không được rút tiền về trước kỳ hạn. Nếu rút về sớm, lãi suất sẽ được tính trên Lãi không kỳ hạn – gần như không đáng kể.

Tuy nhiên, bạn cũng cần cảnh giác những ngân hàng có “lãi suất cao bất thường”, có thể ngân hàng đó đang gặp vấn đề về vốn nên mới cần phải huy động gấp tiền và chấp nhận lãi suất cao.

Cách ngân hàng hoạt động: Huy động tiền gửi -> Mang đi đầu tư -> Trả lãi cho khách hàng.

Ngân hàng sẽ gặp vấn đề về thanh toán khi việc Đầu tư bị thua lỗ, thực tế có rất nhiều ngân hàng đầu tư thua lỗ, phải tuyên bố phá sản…

=> Hãy lựa chọn những ngân hàng trực thuộc nhà nước, và có lãi suất tiền gửi ổn định trong ít nhất 12 tháng.

 

Gửi tiền vào ngân hàng vẫn có những rủi ro:

  • Bạn có thể rút bất kỳ lúc nào bạn muốn, dẫn tới lãi suất không được như mong muốn. Sau khi rút, bạn lại dùng tiền để thỏa mãn Cám Dỗ Chi Tiêu =>  toàn bộ tiền tiết kiệm về 0.
  • Ốm đau, bệnh tật nếu không may mắc phải sẽ tiêu tốn toàn bộ số tiền mà bạn có trong tài khoản ngân hàng => toàn bộ tiền tiết kiệm về 0.

Bạn chỉ nên sử dụng 10% thu nhập để gửi ngân hàng, ưu điểm của kênh ngân hàng là bạn có thể linh động rút tiền, nhưng đó cũng là 1 nhược điểm trong dài hạn.

Vì vậy, 10% thu nhập còn lại bạn nên dành cho 1 kênh đầu tư dài hạn.

 

19- Mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân (10% thu nhập) – Đầu tư dài hạn

tiết kiệm tiền bằng bảo hiểm nhân thọ
Gửi tiền vào bảo hiểm nhân thọ là kế hoạch dài hạn bảo vệ thu nhập và tài chính khi về già.

Bạn có thắc mắc tại sao lại liệt kê bảo hiểm nhân thọ vào trong danh mục đầu tư không?

Khác với các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại (tiền bạn gửi vào được tham gia tích lãi và bảo tức).

Với các hình thức tiết kiệm tiền thông thường, khi gặp rủi ro về sức khỏe, bệnh tật, mất sớm việc tiết kiệm sẽ thất bại.

Còn với bảo hiểm nhân thọ, khi những trường hợp đó xảy ra, bạn được bảo hiểm chi trả tiền để chữa bệnh mà không cần động tới các khoản tiết kiệm khác đang có, tài sản vẫn được bảo toàn.

Giữa việc phải bỏ tiền túi ra để chữa bệnh, và việc nhận tiền từ bảo hiểm chữa bệnh không cần hoàn lại, bạn chọn cái nào?

 

Với 10% thu nhập bạn có thể tham gia 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đây là 1 hình thức đầu tư an toàn bởi vì:

  • 90% doanh thu từ bảo hiểm nhân thọ được đầu tư vào Trái Phiếu Chính Phủ (cho nhà nước vay tiền xây các công trình phúc lợi, lãi suất cam kết trong 15-20 năm).
  • Được chi trả số tiền lớn để chữa bệnh hiểm nghèo mà không cần trả lại.
  • Nếu không may Mất Sớm, bảo hiểm chi trả số tiền tương đương 5-10 năm thu nhập.
  • Lãi suất, Bảo tức được chia hàng năm, căn cứ theo kết quả kinh doanh của công ty (trung bình 7%).

Chính bởi vì tiền được đầu tư chủ yếu vào Trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 15-20 năm, nên Bảo hiểm nhân thọ được liệt kê là 1 hình thức đầu tư dài hạn cho tương lai, cho tuổi già.

=> Xem ngay cách Tiết Kiệm Tiền & Đầu Tư bằng bảo hiểm nhân thọ để có 2 tỷ đồng lúc tuổi già chỉ với 30.000đ/ ngày.

 

10% thu nhập đầu tư cho mục tiêu trung hạn + 10% thu nhập đầu tư cho mục tiêu dài hạn sẽ đảm bảo cho bạn có tài chính vững chắc trước những sóng gió trong cuộc sống.
Bạn luôn làm chủ được tài chính, tự quyết định vận mệnh của mình, và bạn là người hạnh phúc!

Với 19 bước tiết kiệm tiền này, bạn có thể tự tin thực hiện và lên kế hoạch tiết kiệm tiền ngay từ hôm nay. Hãy chia sẻ bài viết cho những người bạn để họ cũng biết cách tiết kiệm tiền giống bạn!

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất Nhiều like nhất!
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Châu Minh Tiến
Châu Minh Tiến
5 năm trước đó

Tuyệt vời anh Trung.

Shopping Cart
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top