21 phương pháp phòng chống ung thư vú

21 phương pháp phòng chống ung thư vú Trong Đó Có Bàn Tay Đàn Ông

Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có hàng trăm nghìn người người mắc ung thư vú mới tại Việt Nam và số người tử vong vì ung thư cũng không hề ít. Tình trạng bệnh diễn biến phức tạp khi những người trẻ tuổi, độc thân gồm cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc khá cao. Ngoài các nguyên nhân tác động từ bên ngoài, thì các nguyên nhân chủ yếu khiến ung thư vú tại Việt Nam trở lên nhức nhối là thói quen sinh hoạt xấu cho sức khỏe. 

Do đó theo các chuyên gia, việc đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là một giải pháp cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa căn bệnh tử thần này. 

Ung thư vú là gì?

đừng bỏ qua các dấu hiệu ung thư vú
Nếu phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, 80% ung thư vú GĐ sớm sẽ khỏi hoàn toàn.

Bệnh Ung Thư Vú là loại bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể.

Xem Clip dưới đây để thấy quá trình và phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể:

Đa số những người mắc Ung thư vú đều phải phẫu thuật cắt bỏ 1 hoặc 2 bên vú nhưng vẫn không thể đảm bảo an toàn tính mạng, vẫn có nhiều trường hợp tế bào ung thư vẫn phát triển và người bệnh tử vong. Do đó việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh rất nhiều.

ung thư vú phải cắt bỏ bộ phận
Chịu đựng những nỗi đau phẫu thuật nhưng vẫn không thể an tâm hoàn toàn. Ảnh: internet.

=>> Xem ngay 8 dấu hiệu ung thư vú dễ nhận biết bằng mắt thường để tự “bắt mạch” cho mình.

 

Dưới đây là 21 phương pháp của các nhà khoa học Mỹ để phòng chống ung thư vú một cách hiệu quả để không phải chịu đau đớn từ căn bệnh tử thần này, chúng tôi chia bài viết thành 3 phần:

I. Thói quen ăn uống
II. Thể dục, vận động
III. Sinh hoạt hàng ngày

I. Thói Quen Ăn Uống

1. Không uống nước quá nóng

“Thường xuyên uống nước quá nóng sẽ làm tổn thương đến các tế bào trong vòm họng” và có thể tăng gấp đôi nguy cơ ung thư vòm họng – đó là kết luận rút ra từ nghiên cứu của trường Đại học Aberdeen.

2. Không nên tiêu thụ quá nhiều protein

không nên tiêu thụ quá nhiều protein
Thói quen ăn uống không điều độ là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật.

Những loại thịt có protein cao như thịt bò, lợn, cừu và các sản phẩm thịt đã qua chế biến làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Kết quả nghiên cứu tại Anh cho thấy những người ăn hàng ngày 2 phần thịt (mỗi phần 80 g) sẽ tăng gấp 3 lần nguy cơ bị ung thư so với người chỉ ăn 20g/ngày.

Nguyên nhân là do trong thịt đỏ có tác nhân kích thích quá trình sản xuất hợp chất N-nitroso – nguyên nhân gây ung thư trong động vật, còn thịt đã qua chế biến có chứa hóa chất nitrites dễ dàng biến đổi sang N-nitroso.

3. Không uống nhiều rượu

Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư họng, là loại ung thư đang tăng dần trong vòng 10 năm gần đây. Đồ uống có cồn cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú vì làm gia tăng hàm lượng estrogen gây ung thư vú.

Theo lời khuyên của các nhà khoa học, chỉ nên tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức 14 đơn vị trở xuống mỗi tuần (1 đơn vị = 1/2 cốc bia, 1 ngụm nhỏ rượu mạnh, 1 ly nhỏ rượu thường).

4. Không nên ăn đồ nướng bị cháy

không ăn đồ nướng bị cháy
Đồ nướng bị cháy không phải là “chín”, mà là “mầm bệnh”

Nướng thịt ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ sinh ra hợpchất heterocyclic amines (HCAs). Hợp chất này có khả năng gây hại cho DNA làm thay đổi cấu trúc tế bào và tăng khả năng ung thư.

5. Nên thận trọng với thực phẩm chứa hàm lượng glycaemic (GL) cao

thực phẩm chỉ số Glycemic thấp
Ăn các thực phẩm có chỉ số GI thấp giúp no lâu hơn và ít sinh bệnh.

GL là một chỉ số đo tốc độ tăng lượng đường trong máu. Những thực phẩm có GL cao dễ gây ung thư.

6. Ăn chuối:

Chuối giàu chất chống ôxi hóa gọi là Phenolic, giúp chống ung thư. Theo nghiên cứu của Viện Karolinska (Thụy Điển), trên 61.000 phụ nữ thì những người ăn chuối từ 4 – 6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư so với những người không ăn.

ăn chuối làm giảm ung thư vú
Nhờ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cân đối tự nhiên, chuối từng được mệnh danh là “loại quả thần kỳ”. (Ảnh: nguồn Internet).

7. Nên kiểm soát khẩu phần ăn

Kiểm soát tốt khẩu phần ăn sẽ giúp tránh béo phì và nguy cơ ung thư. Một số gợi ý sau giúp bạn kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày:

  • Nếu đặt thức ăn sẵn, hãy chọn loại nhỏ để không ăn nhiều quá.
  • Nấu ít hơn mọi khi để giảm cơn thèm và không ăn nhiều.

8. Nên ăn nhiều cà chua

Trong cà chua có chứa lycopene, một hoạt chất sinh học chống oxi hóa có tác dụng chống lại nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư vú.

9. Nên ăn nhiều rau luộc hoặc hấp

ăn nhiều rau củ quả luộc làm giảm ung thư vú
Vừa mát, vừa tốt cho da nhưng cũng giúp phòng chống ung thư vú hiệu quả.

Theo nghiên cứu của giáo sư Elizabeth Jeffry tại đại học Illinois, cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì “sulforaphane trong xúp lơ được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 600 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.

Các loại rau xanh nên luộc hoặc hấp là súp lơ xanh, giá, xúp lơ trắng, bắp cải, củ cải là những loại rau giàu hoạt chất chống ung thư sulforaphane.

10. Nên ăn nhiều tỏi

Tỏi chứa hoạt chất quý báu có tên gọi là allyl sulphur có tác dụng phòng chống ung thư vú. Tuy nhiên, nếu nấu tỏi ở nhiệt độ cao có thể làm cản trở quá trình trao đổi chất của các enzyme chính và làm giảm khả năng phòng chống ung thư.

Có thể sử dụng tỏi dưới dạng ngâm rượu, ngâm dấm… để bảo toàn hoạt chất này của tỏi.

 

II. Thể dục, vận động

(Hướng dẫn bỏ túi: Kiểm tra dấu hiệu sớm của ung thư vú tại nhà):

11. Nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày

Thể dục điều hòa mực hoóc-môn có liên quan đến sự phát triển của tế bào ung thư cũng như thay đổi tốc độ tiêu hóa thức ăn trong ruột.

Một báo cáo tại Canada gần đây cho thấy phụ nữ tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 1/3 nguy cơ mắc ung thư.

12. Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn so với người gầy. Tiến sĩ Peddi Parvin, trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa sức khỏe tại Đại học California, Los Angeles cho biết, nguyên nhân là do các tế bào mỡ giải phóng estrogen, hợp chất làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể cũng giúp giảm nguy cơ ung thư vú từ 25-40%. Những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể cao hơn 35 có tới 60% khả năng phát triển bệnh ung thư vú.

 

III. Sinh hoạt hàng ngày

13. Không nên hút thuốc lá

Theo nghiên cứu tại Anh, những người hút thuốc thứ phát có khả năng tới 20 – 30% bị ung thư, còn nếu sống với người hút thuốc sẽ tăng khả năng ung thư cột sống tới mức 40% trở lên.

Nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa trên 60 hóa chất sinh ung thư. Nếu bỏ thuốc, người hút giảm được 1/2 nguy cơ nhiễm ung thư phổi và giảm dần nguy cơ nhiễm ung thư họng, thực quản, bàng quan, thận và tuyến tụy.

14. Không thức khuya

không thức khuya tránh ung thư vú
Nhiều bạn trẻ vẫn đang “tự sát” mỗi ngày vì thói quen thức khuya. Ảnh: internet

Khoảng thời gian từ 23h đêm – 7h sáng là lúc gan, mật, phổi, ruột già đào thải chất độc khi chúng ta ngủ. Nếu thức, chất độc không được đào thải sẽ tích tụ lại, dẫn tới ung thư. Những người có thói quen thức khuya có tỉ lệ mắc ung thư vú cao hơn 40% so với người khác.

Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ nên ngủ từ 6-9 giờ mỗi đêm. Theo đó, ngủ ít hơn 6 tiếng tăng nguy cơ phát triển ung thư vú tới 50%, trong khi ngủ nhiều hơn 9 tiếng tăng 60% nguy cơ. Ngoài ra, phụ nữ làm việc quá khuya, đặc biệt lại dậy sớm, dễ bị ung thư vú.

Trong thực tế, chỉ cần làm một ca đêm cũng tăng 34% nguy cơ mắc bệnh.

15. Không nên mặc áo ngực cả ngày

mặc áo ngực quá lâu gây ung thư vú
“Thả rông” khi có thể giúp “nó” được phát triển bình thường.

Áo ngực có thể làm hạn chế dòng chảy của máu trắng trong mô vú, gây cản trở quá trình làm sạch tự nhiên của vú. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực 24 giờ mỗi ngày có 75% phát triển bệnh ung thư vú so với những người mặc áo ngực ít hơn 12 giờ mỗi ngày.

16. Nên cắt giảm mỡ thừa

béo phì tăng nguy cơ ung thư vú
Phụ nữ béo phì có nguy cơ ung thư vú tăng cao hơn bình thường (Màu đỏ là vùng bị tổn thương, xâm chiếm). Ảnh: internet.

Nếu bạn đang ở ngưỡng thừa cân, béo phì thì nên cắt giảm lượng mỡ thừa bởi nó sẽ khiến bạn đối diện với nguy cơ nhiễm các loại ung thư dạ dày, gan, thận và thực quản, ung thư tử cung, buồng trứng và ung thư vú sau thời mãn kinh.

17. Nên thường xuyên phơi nắng

phơi nắng làm giảm nguy cơ ung thư vú
Vitamin D có trong ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Tận hưởng ánh nắng mặt trời: Để da tiếp nhận vitamin D hàng ngày một cách tự nhiên dưới ánh nắng ban mai sẽ giúp bạn giảm 1/2 nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, chỉ nên phơi từ 10 – 15 phút trong nắng nhẹ vài ngày trong tuần, tránh ánh nắng mặt trời từ 11g sáng đến 3g chiều.

Nếu không có thời gian tắm nắng, bạn có thể bổ sung vitamin D từ dầu cá, nấm.

18. Nên theo dõi những chuyển biến trên da

thay đổi màu da vùng vú báo hiệu nguy hiểm
Màu da thay đổi bất thường có thể là dấu hiệu ung thư vú (cả nam và nữ)

Những thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang, sẹo có thể là dấu hiệu của ung thư da.

Nên kiểm tra toàn thân thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến vùng da dưới vú, lưng, da đầu, móng tay, ngón tay, đôi chân, lưng, thân, đầu, cổ.

19. Nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp phát hiện sớm một số bệnh ung thư. Nếu bạn dưới 49 tuổi thì nên xét nghiệm kính phết cổ tử cung sau mỗi 3 năm, và nếu bạn ở độ tuổi 50 – 64 thì nên kiểm tra định kỳ 5 năm/lần.

Chụp X-quang vú để kiểm tra ung thư vú định kỳ 3 năm/lần trong độ tuổi 50 – 70. Nguy cơ ung thư vú tiếp tục nâng cao khi bạn già, nhưng chụp phim không hiệu quả lắm với phụ nữ dưới 50 tuổi.

20. Nên chọn bác sĩ có kinh nghiệm

Một nghiên cứu của các nhà khoa học ở trường Đại học California cho thấy các bác sĩ già với ít nhất 25 năm kinh nghiệm có khả năng phát hiện ung thư chính xác hơn.

21. Nhờ bàn tay của chồng

chống ung thư vú bằng bàn tay đàn ông
“Thần dược” hữu hiệu tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, duy trì hàm lượng tế bào CTL (Cytotoxic T Lymphocytes) luôn ở trạng thái hợp lý và đẩy lùi nguy cơ mắc ung thư vú.

Cuộc sống “sinh hoạt” lành mạnh, điều độ với khúc dạo đầu ngọt ngào, trong đó có động tác âu yếm nhằm vào vòng một sẽ giúp người phụ nữ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Chính những động tác mơn trớn như xoa bóp nhẹ nhànghôn nhẹ lên nhũ hoa sẽ khiến cơ trong bầu ngực sẽ co bóp mạnh mẽ, máu dồn quanh quầng vú, các tĩnh mạch được giãn nở đáng kể…

Cơ chế hoạt động mang tính quy luật này của vùng ngực giúp cho rất nhiều phụ nữ sở hữu vòng một không lý tưởng trước khi kết hôn, nhưng sau một thời gian gần gũi chồng, bầu ngực bỗng trở nên săn chắc, căng mọng. Qua đó đẩy lùi nguy cơ ung thư tuyến vú và phụ khoa.

 

Chi phí chữa trị bệnh Ung thư vú là bao nhiêu?

“Những bệnh nhân ung thư cho biết chi phí trung bình cho lần khám đầu tiên là 6,8 triệu đồng nhưng cũng có bệnh nhân phải chi đến 100 triệu đồng, thời gian điều trị ung thư trung bình kéo dài từ 5-10 năm. Điều đáng nói là tổng số tiền chi cho 6 bệnh ung thư gồm: ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng mỗi năm đã lên tới gần 26.000 tỉ đồng” – Theo báo cáo từ Bệnh viện K Trung Ương.

bệnh viện k khám ung thư vú
Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) mỗi ngày tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân tới khám và điều trị các bệnh về ung thư

Bác sĩ Phạm Xuân Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP HCM, cho biết trên thế giới, hiện có 37 loại thuốc điều trị ung thư tiên tiến cho hiệu quả điều trị cao, kéo dài thời gian sống, ít tác dụng phụ… nhưng ở Việt Nam hiện chỉ có 13 loại nhưng do chi phí điều trị đắt đỏ nên ít người bệnh được sử dụng các loại thuốc này.

Những tiến bộ trong y học và tuổi thọ được nâng cao đồng nghĩa với việc con người có nhiều cơ hội để chữa khỏi bệnh ung thư. Tuy nhiên, chi phí chữa trị bệnh ung thư vẫn là một gánh nặng đối với bất kỳ ai và gia đình…

Tỉ lệ khỏi bệnh lên tới 80% với các bệnh nhân ung thư vú nếu được chữa trị kịp thời và theo đúng liệu trình của bác sĩ.

Một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ với số tiền từ 30.000đ/ mỗi ngày sẽ giúp bạn có 1 quỹ phòng ngừa bệnh ung thư từ 200 triệu – 1 tỷ đồng được CHI TRẢ NHANH CHÓNG để theo kịp phác đồ điều trị của bác sĩ (ngay khi phát hiện bệnh).

 

Vậy là với 21 phương pháp kể trên, bạn hoàn toàn có thể tự mình nâng cao khả năng phòng chống ung thư vú an toàn, hiệu quả.
>> Lúc này, bạn nên xem ngay quyền lợi ung thư của Bảo hiểm nhân thọ Manulife để có những lựa chọn hợp lý nhé.

>> Nếu vẫn còn băn khoăn chưa biết lựa chọn công ty nào, hãy xem ngay Danh sách các công ty bảo hiểm tại Việt Nam (Top 10) uy tín nhất để tham khảo nhé.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top