khong thich khong co nhu cau bao hiem

Bảo hiểm nhân thọ: Có thực sự bạn không cần, không quan tâm?


Một tình huống thường gặp trong quá trình tư vấn viên tư vấn bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng đó là khách hàng nói “bản thân không cần bảo hiểm”, hay “không có nhu cầu bảo hiểm”, thậm chí có người còn nói rằng: “thà tự bảo hiểm cho mình còn hơn là mua của các công ty bảo hiểm”…

Rất nhiều tình huống và bản thân tôi trong quá trình làm nghề cũng gặp không ít các trường hợp trên. Vậy đâu là bản chất của vấn đề này? Và làm thế nào để câu chuyện được sáng tỏ?

Mời bạn đọc bài viết: “Khi nào bạn mới cần bảo hiểm nhân thọ? Cách xác định chính xác thời điểm phù hợp” của Suthatbaohiem.

Đâu là bản chất của vấn đề khi khách hàng nói “Không có nhu cầu”, “Không cần bảo hiểm”?

Bản chất vấn đề nằm ở việc khách hàng “đang cảm thấy” là không có nhu cầu và không cần thật, chứ không phải khách hàng đang nói dối bạn đâu. Họ có thể có nhu cầu với nhiều thứ: điện thoại, quần áo, mua sắm, giải trí… nhưng vẫn đang SAY NO với Bảo hiểm nhân thọ.

Tôi muốn hỏi bạn một câu:

Bạn đã bao giờ mua thứ mà bạn cảm thấy không cần thiết chưa?

Tôi tin chắc chắn là chưa bao giờ đúng không?!

Chúng ta đưa quyết định mua hàng ở thời điểm mà chúng ta cảm thấy “cần thiết” và hợp lý với việc mua sản phẩm nào đó. Để rồi một thời gian sau có thể chúng ta sẽ không còn cảm xúc hào hứng và hạnh phúc như thời điểm ban đầu mới mua, tuy nhiên, chỉ khi nào thấy cần thiết và hợp lý thì việc mua hàng mới được thông qua.

Vậy hãy nghĩ lại một món đồ bạn đã từng mua gần nhất, là do bạn có nhu cầu sẵn rồi hay người bán hàng đã tạo nhu cầu cho bạn?

Các trường hợp đã có nhu cầu sẵn:

Bạn mua kem đánh răng, dầu gội đầu bởi vì hết kem đánh răng, nhưng mua thương hiệu nào, loại nào thì đôi khi bạn bị tác động bởi người bán hàng.

Bạn mua xăng (đổ xăng) bởi xe máy của bạn gần hết xăng, tuy nhiên đổ loại xăng A92 hay A95 hay xăng sinh học E5 có thể do bạn tự quyết định, hoặc bạn quyết định theo tư vấn của người bán hàng ở cây xăng.

Bạn nấu ăn và thấy đã hết gạo, bạn ra chợ/ siêu thị mua gạo, bạn sẽ mua loại nào khi có tới hàng chục loại gạo khác nhau được bày bán với đầy đủ mẫu mã, nếu là tôi thì thường tôi chọn loại gạo theo gợi ý của người bán hàng.

Các trường hợp chưa có nhu cầu sẵn, nhưng sau đó “tự dưng” lại có nhu cầu:

Bạn đi mua chiếc iPhone mới, bạn được người bán hàng tư vấn tai nghe AirPods, người ta nói rằng việc mua thêm tai nghe đi kèm với điện thoại giúp bạn “sành điệu hơn” và “tối đa hoá trải nghiệm khi sử dụng hệ sinh thái của Apple”.

Sau khi được giới thiệu về giá bán và các chế độ hậu mãi, bạn quyết định mua luôn cái tai nghe (mặc dù ban đầu không có nhu cầu).

Mua xong điện thoại và tai nghe, nhân viên bán hàng lại nói “bạn đang được ưu đãi mua sạc dự phòng 10.000mAh với giá chỉ bằng 50% so với giá ban đầu, bạn lưỡng lự một hồi, nhẩm đi tính lại và cuối cùng vẫn quyết định mua thêm 1 sạc dự phòng – bổ sung thêm vào hàng ngũ 2-3 cái sạc dự phòng bạn đã có ở nhà.

Còn chưa xong đâu, rồi người bán hàng lại nói: “Anh có hay di chuyển nhiều không? Anh có lo lắng điện thoại bị rơi vỡ hay ngập nước không? Anh có muốn được bên em bảo hành thêm 1 năm ngay cả với trường hợp rơi vỡ và ngập nước không?” Nếu đó là điều anh muốn, bên em có gói bảo hiểm Plus dành cho điện thoại….

Xong, bạn mất thêm gần 1 củ tiếp theo.

À mà chưa về được đâu.

Trong lúc chờ thanh toán nhanh nhanh để còn về, nhân viên bán hàng lại thủ thỉ với bạn: “Anh có phải người đam mê công nghệ không ạ? Hay bạn bè a có đam.mê công nghệ không ạ?” rồi nói tiếp “Trong tháng này bên em đang chạy chương trình ưu đãi có 1 không 2, đó là nếu mình đăng ký trở thành thành viên VIP của cửa hàng, anh sẽ được giảm giá 30% khi mua tất cả phụ kiện của bên em, đồng thời được ưu đãi khi mua các dòng máy điện thoại, laptop, anh còn được tích điểm sau mỗi lần mua hàng để cuối mỗi năm được bốc thăm may mắn trúng thưởng”.

“Em tính sơ sơ nếu một năm anh mua hàng khoảng 4-5 lần là anh lời được gần 1 triệu đồng tiền ưu đãi và bốc thăm, đấy là em còn chưa nói hết, thẻ thành viên này của anh cũng có thể áp dụng giảm giá cho bạn bè của anh nếu muốn mua hàng tại cửa hàng của bên em, chỉ cần tới đọc tên anh và số điện thoại là bên em nhanh chóng ưu đãi cho bạn bè của anh”.

“Em tin chắc bạn bè anh sẽ rất bất ngờ nếu nhận quà đó từ anh, và họ đồng ý rằng anh là một người cực kỳ đam mê công nghệ và chia sẻ với mọi người…”

“Anh biết không, để có thẻ thành viên này, thông thường khách hàng sẽ phải trả tới 2 triệu, nhưng tháng này cửa hàng em chạy chương trình, anh chỉ cần thanh toán 400.000đ cho 2 năm dùng thẻ, anh được giảm hẳn 1,6 triệu.”

“Anh có muốn nâng cấp hạng thành viên của mình không?”

Thế là bạn lại GẬT ĐẦU.

Vui vẻ, phấn khởi ra về, để rồi 2 ngày sau bạn chợt phát hiện: “Ban đầu bạn chỉ định mua iPhone, thậm chí chưa đủ tiền còn đang trả góp, nhưng cuối cùng ra về bạn có nguyên Combo: iPhone, AirPods, Sạc dự phòng, Bảo hiểm rơi vỡ và Thẻ thành viên…

Bạn đã mua thêm cả những thứ mà bạn “chưa có nhu cầu” trước đó.

Tôi lấy 2 ví dụ về việc đã có nhu cầu sẵn và chưa có nhu cầu sẵn phía trên để bạn hình dung ra mọi thứ trong cuộc sống chúng ta đang gặp hàng ngày, và đọc kỹ bạn có thấy vai trò của ai là quan trọng trong việc khách hàng quyết định mua hàng không???

he sinh thai apple
Chúng ta vẫn đang mua những thứ mà có lẽ bản thân mình đã không có nhu cầu từ đầu đó thôi?

Đó chính là: Người bán hàng (hay còn gọi là Người tư vấn).

Kể cả những mặt hàng thông thường như Kem đánh răng/ Dầu gội đầu mà người tư vấn yếu kém thì khách hàng cũng chẳng thèm mua, khách hàng thường mong muốn mua hàng của những người tư vấn, người bán hàng “biết cách bán hàng”.

Bảo hiểm nhân thọ cũng vậy!

Quan trọng nhất vẫn là Người tư vấn viên, hay thậm chí một số người còn gọi là Chuyên gia hoạch định tài chính.

Bảo hiểm nhân thọ là một sản phẩm mà đa số khách hàng chưa có nhu cầu ở thời điểm được tư vấn viên tiếp cận tư vấn, nhưng sau đó họ có thể có nhu cầu hoặc vẫn chưa có nhu cầu thì đều phụ thuộc vào chất lượng của cuộc tư vấn.

Nếu người dân, ai ai cũng có nhu cầu bảo hiểm nhân thọ giống Kem đánh răng thì dễ rồi: Bảo hiểm được bán tràn lan ở tạp hoá, siêu thị, tiệm sách, bến xe Bus…

Nhưng đó chỉ là trong giấc mơ thôi bạn ạ. Tỉnh dậy đi.

Trong bài viết 5 lý do người Việt ghét bảo hiểm nhân thọ, tôi đã chỉ ra 5 điều cơ bản nhất khiến người dân mình còn chưa đón nhận bảo hiểm nhân thọ một cách cởi mở, mặc dù đây là công cụ tài chính rất tuyệt vời, được mình chứng trong suốt 400 năm qua trên Thế giới.

Và nếu khách hàng Việt chủ động tìm hiểu bảo hiểm nhân thọ, rồi lại chủ động tìm sản phẩm, đọc điều khoản thì chia buồn với những ai đang làm nghề này: Chúng ta đã hết cơ hội để thành công rồi!!!

Đó là sự thật.

Khi khách hàng còn chưa đón nhận bảo hiểm, thì đó mới là cơ hội của tư vấn viên.

Cho nên:

  • Việc khách hàng nói chưa có nhu cầu với bảo hiểm nhân thọ là chuyện HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG
  • Tư vấn viên biết cách tạo nhu cầu bảo hiểm cho khách hàng thì sẽ giúp khách hàng “có nhu cầu bảo hiểm”
  • Còn tư vấn viên không biết cách tạo nhu cầu, thì khách hàng VẪN KHÔNG CÓ NHU CẦU.
  • Đừng chờ khách hàng dễ hơn, hãy tìm cách để mình giỏi hơn – đó mới là cách chứng minh năng lực bản thân.

Tóm lại, bạn cần biết cách TẠO NHU CẦU BẢO HIỂM cho khách hàng.

Vậy đâu là những nhu cầu mà khách hàng quan tâm và cần đến bảo hiểm nhân thọ?

Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những điều mà tôi chưa chia sẻ trong các bài viết trước đó, đó là những Nhu cầu bảo hiểm của khách hàng mà đến chính khách hàng không biết, hoặc có nhưng “rất mơ hồ”, đó là:

1. Quỹ bảo vệ tài chính cho gia đình:

Đây là nhu cầu đầu tiên, nhưng rất ít người Việt suy nghĩ tới và biết cách tính toán chi phí mặc dù quỹ này rất quan trọng, đặc biệt quan trọng với những ai đã lập gia đình, đã kết hôn và có con nhỏ:

  • Đã bao giờ bạn tính xem hàng tháng chi tiêu của gia đình mình là bao nhiêu, chi tiết các khoản hay chưa?
  • Đã bao giờ bạn nhìn nhận xem đâu là nguồn cung cấp số tiền chi tiêu hàng tháng cho gia đình mình chưa?
  • Nếu lấy số tiền chi tiêu mỗi tháng nhân với 12 tháng, và nhân với số năm bạn cần chi tiêu, bạn đã có đáp án?
  • Theo bạn, rủi ro thì có báo trước hay luôn bất ngờ?
  • Đâu sẽ là phương án dự phòng của bạn nếu rủi ro ập tới ngay trong thời gian tới – khi bạn chưa kịp phòng bị?

Một gợi ý nhỏ: Nếu hàng tháng gia đình chi tiêu 10 triệu trong 30 năm, thì Quỹ bảo vệ tài chính gia đình thấp nhất cũng cần có: 10 triệu * 12 tháng * 30 năm = 3,6 tỷ đồng.

Đấy là chưa tính tới lạm phát hàng năm.

Nếu không có quỹ dự phòng này, thử hỏi khi cái Rủi ro ấy ập đến:

  1. Những người còn lại có cần sống tiếp không? Tiền ở đâu để duy trì cuộc sống bây giờ?
  2. Những đứa con còn được ấm no, hạnh phúc giống như mức sống hiện tại không? Có đứa nào phải bỏ học giữa chừng để đi kiếm tiền không?
  3. Các khoản nợ nếu có ai sẽ là người chi trả? và tiền ở đâu để mà chi trả?
  4. Cuộc sống gia đình có bị xáo trộn và ảnh hưởng? Nếu có thì viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra là gì?

2. Quỹ hưu trí:

Rất ít người Việt biết mình “cần bao nhiêu cho tuổi già”, vẫn đang “phó mặc cho số phận” khi nói tới tuổi mình dưỡng già.

  • Bạn muốn hàng tháng mình có bao nhiêu tiền để hưu trí an nhàn?
  • Nếu tính cả trượt giá trong suốt hàng chục năm, con số đó là bao nhiêu?
  • Bạn đang có những quỹ nào để chuẩn bị cho hưu trí?
  • Những gì bạn đang chuẩn bị liệu đã đủ chưa? Đáp ứng được bao nhiêu phần trăm?
  • Bạn còn thiếu thì bạn sẽ làm gì để cho đủ? Cách nào là cách để giúp bạn tăng trưởng tiền bạc bền vững, sinh lời tốt nhưng rủi ro được kiểm soát?

Nếu bạn không tự trả lời được hết các câu hỏi trên, bạn sẽ cần một Nhà hoạch định tài chính để phân tích nhu cầu hưu trí cho bạn đó.

Và có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm hưu trí sẵn sàng cho bạn tìm hiểu và lựa chọn.

3. Quỹ học vấn/ quỹ khởi nghiệp:

Nếu bạn đang có con, đã bao giờ bạn tính thử xem:

  • Bạn cần bao nhiêu tiền để con bạn học xong chương trình phổ thông? (từ cấp 1 tới cấp 3)
  • Bạn cần bao nhiêu tiền để con bạn học xong đại học? Trong nước hay ngoài nước?
  • Hàng năm học phí đều tăng giá 10-15%, tổng tiền bạn cần là bao nhiêu?
  • Nếu bắt đầu để tiết kiệm ngay từ bây giờ, mỗi tháng bạn cần bao nhiêu?
  • Nếu hàng tháng gửi tiền vào ngân hàng để chuẩn bị cho con, thì mỗi tháng cần bao nhiêu tiền và trong bao lâu để có số tiền mong muốn (nếu tính cả lãi suất ngân hàng)?
  • Điều gì xảy ra nếu bạn DIE trước khi con bạn học xong?
  • Tương lai của chúng có bị ảnh hưởng nếu bạn “không còn khả năng chăm lo cho chúng nữa?”
  • Khi học xong, chúng muốn khởi nghiệp, bạn có sẵn sàng “cấp vốn” cho con? Nếu có là bao nhiêu tiền? Và bạn đã chuẩn bị đến đâu rồi?
  • Có cách nào để bạn đảm bảo cho con của mình học vấn vững chắc, và có quỹ khởi nghiệp ước mơ ở năm chúng cần, mà ngay cả khi bạn không còn nữa, quỹ đó vẫn được hình thành?

Bạn sẽ không trả lời được toàn bộ các câu hỏi, nhưng Nhà hoạch định tài chính sẽ giúp bạn trả lời được đó.

Và bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn biến điều đó thành hiện thực.

trach nhiem voi gia dinh
Những trách nhiệm lớn lao đề lên vai của bạn, hãy để bảo hiểm nhân thọ chia sẻ cùng bạn

4. Các quỹ khác:

Ngoài ra còn có các quỹ khác như Quỹ trả nợ ngân hàng, Quỹ từ thiện… tôi xin phép sẽ chưa đề cập ở trong bài viết này.

=> Nếu bạn đang làm bảo hiểm và muốn được học Kỹ năng Phân tích nhu cầu tài chính và Tạo nhu cầu bảo hiểm, bạn có thể tham khảo khoá đào tạo 1:1 của Suthatbaohiem, bạn sẽ học trực tiếp với Mr Nguyễn Thành Trung – CEO Suthatbaohiem. Bấm vào link đọc thử xem nào!

Cho nên bạn thấy đó, khi bạn biết rằng khách hàng chưa có nhu cầu bảo hiểm là chuyện bình thường. Và việc của bạn với vai trò người tư vấn là giúp khách hàng nhìn thấy nhu cầu của mìn thì từ khi đó, điều bạn cần làm là học kỹ năng và thực hành thật nhiều lần, sau mỗi lần lại rút kinh nghiệm để làm tốt hơn.

Cho nên, ai cũng có nhu cầu về bảo hiểm nhân thọ, chỉ là mình đã nhận ra hay chưa mà thôi

Khi bạn chăm chỉ lao động, đi làm mỗi ngày, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để bảo vệ thu nhập.

Khi bạn là người biết quan tâm, chăm lo cho gia đình, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để thay bạn chăm lo tài chính cho gia đình khi bạn không còn nữa.

Khi bạn đang là lao động trụ cột, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để giúp bạn luôn có những khoản tài chính dự phòng lúc ốm đau, bệnh tật.

Khi bạn còn trẻ, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để giúp bạn chuẩn bị cho những kế hoạch tài chính tương lai với mức phí vô cùng rẻ.

Khi bạn có con, bạn cần bảo hiểm nhân thọ để trong mọi tình huống, con bạn luôn biết cha/ mẹ mình vẫn chăm lo cho chúng về mặt tài chính.

Khi bạn dạy con, bảo hiểm nhân thọ giúp bạn nói với con: “hãy biết sống tiết kiệm và sống có trách nhiệm với những người trong gia đình”.

Khi bạn kết hôn, bảo hiểm nhân thọ giúp bạn hoàn thành lời hứa với người bạn đời “rằng sẽ chăm lo thật tốt cho dù chuyện gì xảy ra”.

Khi bạn là người con hiếu thảo, bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp bạn có một khoản tài chính dự phòng để cha mẹ dưỡng già, chăm lo sức khoẻ ngay cả khi bạn không còn ở bên.

Khi con bạn trưởng thành, bảo hiểm nhân thọ giúp bạn được độc lập về tài chính, chủ động chứ không phụ thuộc vào con.

Khi bạn già đi, bảo hiểm nhân thọ cung cấp các khoản tiền giúp bạn dưỡng già và vẫn bảo vệ sức khoẻ cho bạn.

Có phải đó là điều chúng ta mong muốn hay không?

Nếu câu trả lời là CÓ, chỉ cần 10-15% thu nhập để dành là bạn đã có Bảo hiểm Nhân thọ rồi đấy!

Khi nào thì bạn mới cần tới bảo hiểm nhân thọ? thời điểm nào là phù hợp?

NGAY BÂY GIỜ chính là lúc phù hợp nhất.

Bởi đó là khi bạn còn đủ sức khoẻ để được bảo hiểm, và bạn có đủ sự minh mẫn để tìm hiểu các kế hoạch tài chính cho cuộc đời mình.

Và bây giờ là lúc phí bảo hiểm bạn được rẻ nhất trong cuộc đời.

Nguyên tắc của bảo hiểm: Cái gì đã hỏng sẽ không được bảo hiểm nữa:

  • Bạn không thể mua bảo hiểm cho ô tô nếu ô tô vừa gặp tai nạn
  • Bạn không thể mua bảo hiểm cháy nổ nếu như điều đó mới xảy ra
  • Bạn không thể mua bảo hiểm lũ lụt nếu nhà của bạn vừa bị lũ cuốn trôi
  • Và bạn không thể mua bảo hiểm nhân thọ khi bây giờ bạn đang mắc trọng bệnh.

Nếu ai cũng có thể mua bảo hiểm, thì công ty bảo hiểm cần gì tuyển nhiều nhân viên?

Chỉ cần chỉ định 100 nhân viên, đứng túc trực tại cổng các bệnh viện, như vậy cần gì tư vấn, ai bị bệnh chả muốn mua bảo hiểm ngay đúng không?

Nhưng lúc đó có mua được nữa hay không? Tôi tin bạn có câu trả lời của mình.

Suy cho cùng thì, Ai Cũng Cần Bảo Hiểm Nhân Thọ.

Kết bài, Suthatbaohiem muốn gửi gắm tới bạn đôi điều:

Nếu bạn là tư vấn viên bảo hiểm:

Bạn đang là người tư vấn, chuyên viên hoạch định tài chính, người bán hàng hoặc dân Sales, cho dù bạn đang coi bạn là gì đi nữa thì cũng đừng bao giờ mong rằng khách hàng sẽ dễ tính hơn, hãy đặt mục tiêu để mình giỏi hơn mỗi ngày.

Trong khó khăn sẽ luôn có cơ hội cho người nỗ lực, và chăm chỉ. Bạn có thể thành công trong công việc này hay không? Do bạn quyết định!

Nghề này:

  • HỌC + HỌC => Bằng ÂM
  • LÀM + LÀM => Bằng KHÔNG
  • HỌC + LÀM rồi lại LÀM + HỌC => Thành Công

Những khách hàng đang từ chối bạn chính là những người thầy tốt nhất mà bạn có. Cố lên!

Nếu bạn là khách hàng hoặc đơn giản là chưa thích bảo hiểm:

Một thời điểm nào đó bạn sẽ thay đổi thôi, khi bạn thấy bảo hiểm nhân thọ được phổ cập và phổ biến, và khi bạn thấy những người bạn quen biết, những người bạn mến mộ đều quan tâm tới bảo hiểm nhân thọ thì bạn sẽ thay đổi.

Người ta đã nói:

  • Cái gì đúng chưa chắc đã tồn tại.
  • Cái gì tồn tại chắc chắn phải đúng.

Bảo hiểm nhân thọ đã tồn tại 400 năm trên Thế giới, trải qua các cuộc nội chiến, chiến tranh, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế… nhưng chưa công ty bảo hiểm nhân thọ nào phá sản.

Và đặc biệt, ở các quốc gia phát triển, có dân trí và GDP cao hơn Việt Nam thì bảo hiểm nhân thọ phát triển mạnh mẽ hơn Việt Nam hàng chục lần.

Không phải tự dưng mà BHNT có thể tồn tại và phát triển như vậy đúng không bạn?

Sớm hay muộn bạn cũng sẽ thay đổi góc nhìn về bảo hiểm nhân thọ, vậy tại sao không chủ động thay đổi sớm hơn nhỉ?

Bạn có thể đọc thêm về bảo hiểm nhân thọ thông qua bài Viết Cẩm nang về bảo hiểm nhân thọ, dành thời gian đọc và bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều điều thú vị ở loại hình bảo hiểm này. Tin tôi đi. Uy tín ^^.

Nếu bạn muốn được tư vấn về bảo hiểm nhân thọ, vui lòng bấm sang phần Đăng Ký Tư Vấn Bảo Hiểm. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm.

Lâu rồi mới lại viết.

Hi vọng bài viết này sẽ truyền cảm hứng cho những tư vấn viên đang làm bảo hiểm nhân thọ. Nếu bạn thấy hay, hãy Like, Share bài viết nhé.

Và nếu muốn Copy, vui lòng ghi rõ nguồn bài viết: https://suthatbaohiem.com.

Chân thành cảm ơn,

Nguyễn Thành Trung.

5 1 vote
Đánh giá bài viết
Subscribe
Thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

1 Bình luận
cũ nhất
mới nhất Nhiều like nhất!
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Giỏ hàng
33 NGỘ NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Cuốn sách sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về Bảo hiểm Nhân thọ mãi mãi!!!
TÁI BẢN 2024
🌟 MUA 1 CUỐN CŨNG FREESHIP (NẾU CK TRƯỚC), 5 CUỐN ĐƯỢC TẶNG TÀI LIỆU! 🌟 💥 33 Ngộ Nhận Của Người Việt Về Bảo Hiểm Nhân Thọ - Tái Bản 2024 💥 👉 1 cuốn: Chỉ 110k – FREESHIP! 👉 3 cuốn: Chỉ 330k – FREESHIP! 👉 5 cuốn: 500k – FREESHIP + Tặng thêm 12 bài học miễn phí! 👉 10 cuốn: 850k – FREESHIP + 12 bài học miễn phí! 👉 Từ 20 cuốn: Giá chỉ 70k/cuốn, FREESHIP, tặng 12 bài học + 1 bài học theo yêu cầu riêng!
Tác giả: Nguyễn Thành Trung CEO Suthatbaohiem.com
1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lên đầu trang