tai sao tuyen tu van vien bao hiem that bai

Tại sao bạn tuyển dụng tư vấn viên bảo hiểm thất bại?


Tuyển dụng là hoạt động sống còn của mỗi trưởng nhóm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.

Tuyển dụng để tìm nhân tài. Tuyển dụng để phát triển đội ngũ. Tuyển dụng để lấp đào thải…

Vì vậy, một người thành công và phát triển trong nghề này phải biết tuyển dụng, nếu kĩ năng tuyển dụng quá yếu, tới một thời điểm sẽ tự động bị ngành “đào thải”.

Vậy thì, cùng là công việc tuyển dụng, tại sao có người tuyển dụng thành công, có người lại tuyển mãi không được người? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này.

Trong bài viết, người Quản lý kinh doanh bảo hiểm được gọi là Nhà tuyển dụng, những cá nhân được Nhà tuyển dụng tiếp cận, chia sẻ về công việc được gọi là Ứng viên.

Hãy đọc, ngẫm và chia sẻ cảm nhận của bạn phía cuối bài viết nhé.

PHẦN 1: LỖI DO ỨNG VIÊN

1.a. Sai người, Sai thời điểm

Đa số nhà tuyển dụng đều mắc phải 1 sai lầm chung, đó là nghĩ rằng “ai cũng có thể làm được bảo hiểm”, vì vậy hễ gặp ai cũng nghĩ người đó là ứng viên tiềm năng: có thể đi học ngay và làm được ngay.

Sai rồi.

Nhà tuyển dụng không được quên công việc đánh giá ứng viên trong mọi hoàn cảnh để dự đoán mức độ phù hợp và khả năng hòa nhập với nghề thông qua việc quan sát và kĩ năng đặt câu hỏi.

Nếu cứ tuyển mà không đánh giá sẽ dẫn tới việc sau khi học xong, ứng viên không làm việc bởi họ không đủ khả năng và chưa sẵn sàng cho công việc này. Điều này làm tổn hại tới công ty (chi tiền học, thi), làm lãng phí thời gian của Nhà tuyển dụng và ứng viên.

Lẽ ra nên chia tay ngay từ ban đầu, để đỡ làm phiền nhau.

Nhà tuyển dụng sẽ “Down tinh thần” cực mạnh nếu cứ liên tiếp tuyển những người không phù hợp vào công việc này. Hãy nhớ rằng: Công việc kinh doanh sẽ trả lương khi có doanh số phát sinh, những người không làm việc => không có doanh số => không tạo ra thu nhập => phải loại bỏ ngay từ khâu phỏng vấn. Đó mới là tư duy của Nhà kinh doanh.

Một số dấu hiệu nhận diện Ứng viên không tiềm năng:

  1. Người tiêu cực, liên tục kêu than, đổ lỗi cho hoàn cảnh.
  2. Người mong muốn sự ổn định, không thích giao tiếp, không thích thử sức ở lĩnh vực mới.
  3. Người sức khỏe yếu, không đáp ứng được tiêu chuẩn tối thiểu để làm việc tập trung mỗi ngày.
  4. Người yếu về khả năng giao tiếp & không có mong muốn cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.
  5. Người dễ bỏ cuộc.
  6. Những người không muốn dành thời gian cho công việc bảo hiểm nhưng lại kì vọng sẽ thành công

Vẫn có 1 số ít người có thể làm được, nhưng 99% bạn nên thận trọng với những đối tượng vừa được nêu ở trên.

Đối với tôi, thận trọng gần như là LOẠI BỎ người đó khỏi kế hoạch của mình.

Xã hội phân công lao động rõ ràng rồi, nếu thấy ứng viên không hợp với bảo hiểm, nên để họ tìm kiếm 1 công việc khác phù hợp sẽ tốt hơn.

1.b. Đúng người, Sai thời điểm

Mỗi người sẽ có những ngành nghề phù hợp khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống
Mỗi người sẽ có những ngành nghề phù hợp khác nhau, tạo nên sự đa dạng trong cuộc sống

Tôi đã từng gặp gỡ nhiều ứng viên rất tốt, tiềm năng, họ cũng rất thích công việc này sau khi nghe tôi trao đổi cụ thể.

Nhưng, đơn giản là họ không thể sắp xếp được thời gian để tham dự khóa học cấp chứng chỉ hành nghề đại lý (MIT).

Có một số ít chưa thực sự sẵn sàng để tham gia khóa học kéo dài 5 ngày, những người này cần Nhà tuyển dụng cung cấp nhiều thông tin hơn về công việc và phải kiên nhẫn chờ đợi họ.

Còn đại đa số ứng viên sẽ đưa ra lý do không thể nghỉ công việc hiện tại do bận, do sếp, do quy định… Có những trường hợp bất khả kháng như thời điểm cuối năm sẽ rất khó để những ứng viên của ngân hàng, kế toán có thể đi học; Hay thời điểm thi học kì của các học sinh thì cũng không phải thời điểm phù hợp để bắt đầu nghề bảo hiểm cho các thầy/ cô giáo.

Nhà tuyển dụng cần kiên nhẫn để chờ đợi những ứng viên này. Nhưng nếu lý do ứng viên đưa ra không phải lý do thật, họ không dám đầu tư thời gian để nhận lấy 1 cơ hội việc làm mới có thể giúp cuộc sống tốt hơn, thì hãy để họ sống như hiện tại, cơ hội hãy dành cho người khác xứng đáng hơn.

PHẦN 2. LỖI DO NHÀ TUYỂN DỤNG

2.a. Lỗi lớn nhất: Không có Danh sách ứng viên tiềm năng

Mặc dù điều này “ai cũng biết” nhưng tôi vẫn phải nhắc lại điều đó, nếu không có danh sách ứng viên cập nhật, làm mới liên tục thì làm sao có thể tuyển dụng được nhân sự mới vào đội nhóm?

Đừng ngồi im rồi chờ ứng viên sẽ tự tới, nhà tuyển dụng là người phải lăn xả đi tìm kiếm các ứng viên tiềm năng.

Hãy xây dựng cho mình chân dung ứng viên tiềm năng và bắt đầu đi tìm kiếm họ ngay hôm nay.

2.b. Lỗi sơ đẳng: Không có 1 bài trình bày nghề nghiệp mạch lạc

Đây là điểm yếu về kĩ năng của người tuyển dụng, cứ “thao thao bất tuyệt” nói chuyện với ứng viên về thu nhập này kia mà không nắm bắt được nhu cầu thực sự của ứng viên là gì?

Cũng có không ít nhà tuyển dụng không diễn tả được hết những ưu điểm của nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ, nếu bản thân mình không biết nghề mình làm hay ra sao thì làm sao để cho người khác hiểu được nó hay thế nào?

Hãy đặt mình vào vị trí của một người ứng viên đi tìm cơ hội nghề nghiệp. Họ mong muốn điều gì thì hãy cung cấp cho họ điều đó.

Nhìn chung, 1 bài thuyết trình nghề nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm các phần sau:

  1. Công việc tư vấn bảo hiểm nhân thọ thực chất là làm gì?
  2. Nghề này có những ưu điểm gì phù hợp với tôi (ứng viên)? Và tại sao tôi nên lựa chọn thử sức?
  3. Tại sao nên lựa chọn công ty của anh/ chị (nhà tuyển dụng) để đầu quân mà không phải công ty khác?
  4. Và tại sao lại lựa chọn đội nhóm của anh chị mà không phải đội nhóm khác?

Đó là 4 câu hỏi mà người ứng tuyển cần được giải đáp để giúp họ có cái nhìn đầy đủ, từ đó suy nghĩ và quyết định theo mong muốn của bản thân.

Cho nên bản thân tôi không coi nặng việc “đi tuyển” người khác, mà thực chất công việc tôi đang làm chính là “tư vấn nghề nghiệp”.

>> Câu hỏi số 2 bạn có thể xem tại Ưu điểm của nghề tư vấn bảo hiểm nhân thọ. Câu hỏi số 1, 3, 4 bạn hãy tự suy nghĩ nhé.

Mẹo nhỏ: Hãy theo dõi và học theo các buổi trình bày Cơ hội nghề nghiệp (COP) tại văn phòng bạn công tác để học theo mạch nội dung khi trình bày nghề nghiệp nhé.

2.c. “Gà” thì không thể tuyển được “Công”

Bạn chỉ tuyển được những người ngang bạn trở xuống. Hãy nâng mức này trong tương lai.
Bạn chỉ tuyển được những người ngang bạn trở xuống. Hãy nâng mức này trong tương lai.

Gà và Công được ví đại diện cho sự chênh lệch giữa người tuyển dụng và ứng viên tiềm năng.

Ở đây tôi muốn nói:

  • Bạn không thể tuyển được một người thành công ở môi trường bên ngoài nếu bản thân bạn không phải một người có tư duy thành công.
  • Bạn không thể tuyển dụng những quản lý cấp cao nếu trang phục, đầu tóc, khuôn mặt của bạn không chỉn chu, không tương xứng.
  • Bạn không thể khiến người khác tin bạn thành công nếu bạn dùng nước hoa rẻ tiền, hay khiến họ khó chịu về mùi cơ thể của mình.
  • Bạn không thể tuyển một người thành đạt nếu bản thân bạn là người bộp chộp, nóng vội.

Cái gì cũng có cái giá của nó.

Hãy nhớ xây dựng chân dung ứng viên tiềm năng cho mình.

Sau đó hãy lựa chọn ra những ứng viên tiềm năng tương xứng với level của bản thân ở thời điểm hiện tại.

Hãy nâng cấp dần bản thân mỗi ngày bằng trình độ, kinh nghiệm, phong cách, trang phục để tiếp cận những ứng viên ở level cao hơn.

Mẹo nhỏ: Hãy dành ra 10% thu nhập mỗi tháng dành cho việc mua sách đọc, quần áo, đầu tóc.

Mẹo nữa: Hãy nhờ sự giúp đỡ từ quản lý cấp cao hoặc các Giám đốc kinh doanh khi bạn “thiếu tự tin” để tiếp cận một ai đó tiềm năng nhé.

Đó là những gì tôi – một người đam mê bảo hiểm – một người tư vấn nghề muốn chia sẻ với bạn, tôi hi vọng bạn sẽ thành công trong việc tuyển dụng. Bởi chỉ có như vậy, nghề nghiệp của chúng ta mới có cơ hội phát triển và lan tỏa giá trị cho nhiều người dân Việt Nam.

5 2 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Thông báo
guest

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

0 Góp ý
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top