BMI – Chỉ số khối cơ thể & Cách tính – Body Mass Index Calculator

BMI là một chỉ số được tin cậy trên toàn cầu để kiểm tra tình trạng sức khỏe, cân nặng của một người. Chỉ số BMI cũng được áp dụng rộng rãi tại các trung tâm thể hình, nơi tập gym, tập yoga, thể dục dưỡng sinh nhằm đánh giá thể chất của học viên, nhưng lại chưa được phổ biến tại Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách tính chỉ số BMI cũng như các gợi ý để ứng dụng BMI vào việc nâng cao sức khỏe cho mỗi người.

Vậy, BMI – chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khối cơ thể – thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index – được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832 (Theo Wiki).
Chỉ số khối cơ thể (BMI) của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.
Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng thông qua số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể để từ đó có những kế hoạch về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe.
BMI càng tăng đồng nghĩa với việc lượng mỡ trong cơ thể tăng lên và ngược lại.
Công thức đó được biểu diễn như sau:
công thức tính bmi
Ví dụ: Tôi cao 170cm và nặng 77kg thì BMI = 77/ (170*170) = 26.64 => tôi nằm ở khung 24-29: thừa cân.
Đơn vị của BMI là kg/m2

Cách đọc chỉ số BMI

Chúng ta đọc chỉ số BMI dựa theo Bảng đánh giá tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và dành riêng cho người Châu Á (IDI & WPRO):
Bảng đánh giá chỉ số BMI
Bảng đánh giá chỉ số BMI theo WHO và dành riêng cho người Châu Á

Ví dụ cụ thể:

Nếu như bạn cao 1m52 nặng 41 kg thì chỉ số BMI của bạn là

BMI = 41 : (1,52 x 2) = 17.75

Như vậy là bạn đang bị thiếu cân và cần chú ý ăn uống nhiều hơn để có cơ thể mập hơn và đúng chuẩn.

Nếu bạn cao 1m65 nặng 80kg thì chỉ số BMI của bạn là.

BMI = 80 : (1,65 x 2) = 29.38

Có nghĩa là bạn đang bị thừa cân, cần giảm chế độ ăn uống và tập thể dục nhiều hơn để đưa BMI về chuẩn.

Những lợi ích của BMI với sức khỏe

BMI là 1 chỉ số về tổng lượng mỡ trong cơ thể ở nhiều người. Do đó, nó được coi là 1 chỉ số báo hiệu các nguy cơ về sức khỏe.

BMI được sử dụng bởi hầu hết các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để sàng lọc những người suy dinh dưỡng, thừa cân và béo phì nhưng chủ yếu được sử dụng để đánh giá rủi ro sức khỏe của người thừa cân và béo phì.

Ví dụ: Những người có chỉ số BMI cao có nguy cơ:

  • Cholesterol trong máu cao hoặc rối loạn Lipid khác
  • Tiểu đường Tuýp 2
  • Các bệnh về tim
  • Huyết áp cao
  • Một số bệnh ung thư
  • Bệnh liên quan túi mật
  • Ngưng thở khi ngủ và ngáy
  • Chết sớm
  • Viêm xương khớp và các bệnh liên quan tới khớp

Tuy nhiên, BMI là một trong những công cụ được sử dụng để tính toán rủi ro lành mạnh. Các yếu tố khác như huyết áp, mức cholesterol, lượng đường trong máu, tiền sử gia đình mắc bệnh tim, tuổi, giới tính, vòng eo, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng mãn kinh, tình trạng hút thuốc lá cũng được xem xét trong khi đánh giá nguy cơ sức khỏe.

Tuy nhiên, BMI không phải là thước đo chính xác cho tất cả các trường hợp

Đối với hầu hết mọi người, BMI có thể được sử dụng để cung cấp một dự đoán tốt cho bệnh béo phì. Nhưng BMI không cung cấp thông tin chi tiết về thành phần cơ thể như lượng cơ, xương, mỡ và các mô khác, vì vậy chỉ mang tính chất tham khảo và mức độ chính xác là tương đối.

Ở một số người, BMI lại là thước đo lượng mỡ cơ thể chính xác hơn những người khác. Ví dụ, những người rất cơ bắp (tập thể hình) có thể rơi vào hạng mục Thừa cân nặng khi họ thực sự khỏe mạnh và rất khỏe mạnh. Do BMI chỉ tính dựa trên cân nặng và chiều cao nên có thể những người có tỷ lệ mỡ cơ thể rất thấp có thể có cùng chỉ số BMI với người thừa cân. Một lần nữa, BMI chỉ mang tính tương đối nếu làm phép tính cho những người tập thể hình, cơ bắp lớn.

Tương tự như vậy, một người già và người yếu có thể thuộc nhóm cân nặng bình thường khi ở tuổi của họ thì khối lượng cơ bắp ít và tỷ lệ mỡ cơ thể cao.

BMI, khi được sử dụng cho trẻ em và thanh thiếu niên vẫn đang phát triển, những người có khung cơ thể lớn hoặc dáng người nhỏ nhắn, phụ nữ mang thai và những người có cơ bắp cao sẽ ra những kết quả nhưng cần người có kinh nghiệm để đánh giá và giải thích cẩn thận.

Công thức tự động tính BMI giúp bạn

Trước khi bắt đầu, tôi xin lưu ý:

  • Chỉ số này không dành cho phụ nữ có thai, bà bầu đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy
  • Chỉ số này không dành cho các vận động viên, người tập thể hình, trẻ em và trẻ vị thành niên
  • Chỉ số này không thể tính chi tiết được lượng mỡ, chất béo trong cơ thể
  • Nhập dùng thanh trượt CHIỀU CAO và CÂN NẶNG phía dưới để tính…

[vc_row][vc_column width=”2/3″][cost_calculator id=”bmi”][/vc_column][vc_column width=”1/3″]cc bmi

[/vc_column][/vc_row]

Cần làm gì khi biết kết quả BMI?

Nếu BMI của bạn <18.5: Bạn đang bị Thiếu cân:

  • Bạn đang bị thiếu cân nặng so với chiều cao hiện có, cần đi khám bác sỹ để tìm nguyên nhân để điều trị.
  • Cần đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm như tinh bột, chất đạm, chất béo, rau và trái cây. Ngoài 3 bữa chính, bổ sung thêm 2-3 bữa phụ bằng các thực phẩm giàu năng lượng như sản phẩm EnPlus, các loại hạt (đậu phộng, hạt điều, hạt bí…).
  • Tăng thêm lượng cơm, bánh mì, xôi…; tăng thêm lượng dầu mỡ, bơ; tăng các món chiên xào; giảm ăn các món nhiều nước (bún, mì, nui…).
  • Để tránh thiếu Canxi, nên dùng thường xuyên sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… Để tránh thiếu sắt và kẽm, cần ăn thêm thịt, cá, trứng, gan, hàu…
  • Vận động phù hợp thường xuyên. Ngủ sớm và đủ giấc.

Nếu BMI của bạn từ 18.5 tới 22.9: Bình thường:

  • Bạn đang có cân nặng cân đối với chiều cao hiện có. Cần duy trì chế độ ăn uống hiện tại, ăn đa dạng thực phẩm, ăn đủ bữa, tăng cường rau xanh, quả chín, lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cua đồng, rạm, cá nhỏ ăn luôn xương, tép nhỏ ăn luôn vỏ, đậu nành, đậu hũ, uống thêm sữa giàu canxi
  • Vận động phù hợp thường xuyên. Ngủ sớm và đủ giấc.

Nếu BMI của bạn từ 23 tới 24.9: Bạn đang Thừa cân:

  • Bạn đang dư thừa cân nặng so với chiều cao hiện có nên cần điều chỉnh lại chế độ ǎn uống và tăng cường hoạt động thể lực để giảm cân.
  • Cần giảm lượng tinh bột từ cơm, bánh mì, xôi/ nếp, nui, mì, mì gói…
  • Giảm thức ăn ngọt (như bánh kẹo, snack, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt…); giảm thức ăn béo (như các món chiên/ rán, quay, nước cốt dừa, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, da động vật, phủ tạng động vật…). Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Nên ăn các món luộc, hấp, nướng hay rau trộn.
  • Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì, sữa tách béo, không đường, sữa chua ít hoặc không đường.
  • Tăng ăn rau/củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Hạn chế ăn sau 20 giờ. Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Cần theo dõi cân nặng hàng tháng và khám sức khỏe định kỳ mỗi năm.

Nếu BMI của bạn từ 25 trở lên: Bạn đang Béo phì:

  • Bạn đang dư thừa cân nặng nhiều so với chiều cao hiện có nên cần đi khám Bác sỹ, cần điều chỉnh lại chế độ ǎn uống và tăng cường hoạt động thể lực để giảm cân, đưa BMI về mức bình thường.
  • Cần giảm lượng tinh bột từ cơm, bánh mì, xôi/nếp, nui, mì, mì gói…
  • Giảm thức ăn ngọt (như bánh kẹo, snack, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt…); giảm thức ăn béo (như các món chiên/rán, quay, nước cốt dừa, thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, da động vật, đồ lòng…). Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Nên ăn các món luộc, hấp, nướng hay rau trộn.
  • Nên dùng sản phẩm dành cho người thừa cân béo phì, sữa tách béo, không đường, sữa chua ít hoặc không đường.
  • Tăng ăn rau củ, trái cây ít ngọt như củ sắn, táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long…
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không bỏ bữa, không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Hạn chế ăn sau 20 giờ. Uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Vận động thường xuyên ít nhất 60 phút mỗi ngày. Ngủ sớm và ngủ đủ giấc.
  • Cần theo dõi cân nặng hàng tuần và khám sức khỏe định kỳ mỗi 3-6 tháng.

Cảm ơn bạn, chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống!

Tham khảo:

>> Bạn có thể tìm hiểu Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời với mức phí chỉ từ 20.000đ/ ngày để được bảo vệ toàn diện ngay cả khi BMI tăng cao.

Giỏ hàng
33 NGỘ NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Cuốn sách sẽ thay đổi cách nhìn nhận của bạn về Bảo hiểm Nhân thọ mãi mãi!!!
TÁI BẢN 2024
🌟 MUA 1 CUỐN CŨNG FREESHIP (NẾU CK TRƯỚC), 5 CUỐN ĐƯỢC TẶNG TÀI LIỆU! 🌟 💥 33 Ngộ Nhận Của Người Việt Về Bảo Hiểm Nhân Thọ - Tái Bản 2024 💥 👉 1 cuốn: Chỉ 110k – FREESHIP! 👉 3 cuốn: Chỉ 330k – FREESHIP! 👉 5 cuốn: 500k – FREESHIP + Tặng thêm 12 bài học miễn phí! 👉 10 cuốn: 850k – FREESHIP + 12 bài học miễn phí! 👉 Từ 20 cuốn: Giá chỉ 70k/cuốn, FREESHIP, tặng 12 bài học + 1 bài học theo yêu cầu riêng!
Tác giả: Nguyễn Thành Trung CEO Suthatbaohiem.com
Lên đầu trang